Sự phát triển của ngành công nghiệp thẩm mỹ

Theo các chuyên gia, trong vài năm gần đây, ngành công nghiệp làm đẹp nói chung và ngành công nghiệp thẩm mỹ nói riêng được đánh giá là có tốc độ tăng trưởng nhanh.

Mức độ tăng trưởng toàn cầu

Thị trường chăm sóc sức khỏe và chăm sóc sắc đẹp đang tăng trưởng nhanh trên toàn thế giới. Thị trường này có thể chia làm 4 phân khúc lớn, gồm: Cosmetics, Skin Care, Personal Care and Fragrances. Trong đó, phân khúc lớn nhất của thị trường là phân khúc Chăm sóc cá nhân (personal care) với quy mô thị trường là 1.024 triệu đô la Mỹ vào năm 2020 (Theo statista).

Thị trường chăm sóc da toàn cầu trị giá gần 135 tỷ đô la trong năm 2018, đây là mức tăng gần 60% trong mười năm qua. Chăm sóc da chiếm 60% tổng lợi nhuận trong ngành làm đẹp. Năm 2019 doanh số chăm sóc da tăng 5% so năm trước, trong đó các sản phẩm, dịch vụ chống lão hóa và làm đẹp tự nhiên là những đóng góp lớn nhất. Phân khúc Chăm sóc da có mức tăng trưởng dự kiến là 4% mỗi năm.

Tính đến 2018, thị trường Chăm sóc sắc đẹp & Chăm sóc cá nhân đã đạt doanh thu 489 tỷ USD trên toàn thế giới, Năm 2019, ngành công nghiệp làm đẹp toàn cầu trị giá hơn 500 tỷ USD, riêng thị trường Mỹ chiếm 93,5 tỷ vào năm 2019; thị trường chăm sóc da toàn cầu trị giá gần 135 tỷ USD. Với Chăm sóc cá nhân là phân khúc đạt tốc độ tăng trưởng lớn nhất. Phân khúc này chiếm 45% doanh thu, tiếp theo là phân khúc Chăm sóc da với 27%. Doanh thu đang tăng với tốc độ CAGR là 3% trong giai đoạn 2012 đến 2023.

Cũng theo thống kê tăng trưởng của ngành công nghiệp làm đẹp, số lượng nhân viên trong phân khúc dịch vụ dự kiến sẽ tăng 10% cho thợ cắt tóc, làm tóc, chuyên gia thẩm mỹ và gần 22% cho các nhà trị liệu massage vào năm 2024.

Báo cáo của Tổ chức Giám sát Kinh tế sức khỏe toàn cầu (Global Welness Institute) cho thấy, giai đoạn 2015-2017 ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe toàn cầu tăng trưởng 12,8%, từ 3.700 tỷ lên 4.200 tỷ USD (6,4%/năm). Mức chi tiêu khoảng 4.200 tỷ USD, lớn hơn một nửa so với tổng chi y tế là 7.300 tỷ USD.

Tổng quan thị trường thẩm mỹ tại Việt Nam

Khoảng 10 năm trở lại đây, Việt Nam trở thành một trong những thị trường “màu mỡ” cho các chủ đầu tư kinh doanh dịch vụ làm đẹp với sự bùng nổ của hàng loạt những trung tâm thẩm mỹ, spa. Thị trường Việt Nam là một cơ hội mới nổi cho ngành công nghiệp làm đẹp, được thúc đẩy bởi một vài xu hướng quan trọng (Nielsen), đặc biệt là đối với các thương hiệu đảm bảo chất lượng, sử dụng nguyên liệu lành mạnh, thân thiện với sức khỏe và môi trường.

Cụ thể, các dịch vụ thương mại hiện đại đang phát triển nhanh chóng tại Việt Nam và có nhiều khả năng đáp ứng được các yêu cầu chuyên nghiệp các thương hiệu quốc tế và khu vực trong mạng lưới của mình. Các cửa hàng chuỗi chính bán các sản phẩm làm đẹp, như Medicare, Guardian và Pharmacity, đã được mở rộng nhanh chóng trong 2017.

Bên cạnh đó, dân số trung lưu của Việt Nam sẽ đạt 33.000.000 đến 2020. Hiện nay, 30% dân số có nhiều khả năng tìm kiếm cho mình các thương hiệu chất lượng lành mạnh và cao hơn với các giải pháp làm đẹp công nghệ cao. Người Việt Nam sẵn sàng thử nghiệm các sản phẩm và dịch vụ chăm sóc da mới, cao hơn nhiều so với Thái Lan, Indonesia, Philippines, và các nước khác ở Đông Nam Á.

Theo một báo cáo khác, tính riêng dịch vụ giảm béo (chiếm 26% tỷ trọng các dịch vụ làm đẹp) có đến 200.000 lượt tìm kiếm (tăng 20%) chỉ trong 1 tháng của quý năm 2018, lượng Ads Traffic bình quân đạt giá hàng ngàn cho mỗi thương hiệu.

Ngành thẩm mỹ không chỉ tạo ra cơ hội việc làm cho một bộ phận lớn người lao động, đem lại mức thu nhập hấp dẫn mà còn thỏa mãn nhu cầu làm đẹp ngày càng cầu kỳ của người Việt.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *