10 doanh nghiệp Việt được gọi tên ‘startup khổng lồ mới nổi’

Propzy, Sendo, CoolMate, Lozi… vừa được KPMG & HSBC đánh giá là các startup sáng tạo, tăng trưởng nhanh và có tham vọng thành “kỳ lân”.

KPMG & HSBC vừa bố danh sách top 10 “người khổng lồ mới nổi” của thị trường startup Việt Nam, dựa trên các tiêu chí về sức sáng tạo, tăng trưởng nhanh, có tầm ảnh hưởng và tham vọng thành “kỳ lân”. Theo tính toán, tổng giá trị của top 10 này khoảng 300 triệu USD.

Thứ tự Startup Lĩnh vực hoạt động
1 Propzy Công nghệ bất động sản
2 Sipher Blockchain, FinTech, Gaming
3 Sendo Thương mại điện tử
4 Jio Health Sức khỏe kỹ thuật số
5 Cleval Công nghệ giáo dục
6 CoolMate Thương mại điện tử về thời trang
7 Eve HR Công nghệ nhân sự
8 Lozi Thương mại điện tử, giao hàng
9 VUI FinTech
10 HomeBase Công nghệ bất động sản

Hiện Việt Nam có 4 “kỳ lân” (doanh nghiệp khởi nghiệp được định giá từ một tỷ USD trở lên) được công nhận gồm: VNG, VNLife, MoMo và Sky Mavis.

Nếu so với top 10 “người khổng lồ mới nổi” của 12 nền kinh tế được khảo sát (gồm Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Hong Kong, Malaysia, Indonesia, Việt Nam, Đài Loan và Thái Lan), tổng giá trị của Việt Nam đứng cuối bảng.

Dẫn đầu là Trung Quốc với 5 tỷ USD. Trong khi, top 10 của các láng giềng Đông Nam Á có giá trị dao động từ 430 triệu USD cho đến 3,2 tỷ USD.

Không chỉ vậy, báo cáo này cũng cho biết, sau hai năm dịch Covid-19, Việt Nam đang có thêm 1.400 startup – doanh nghiệp khởi nghiệp có liên quan đến công nghệ. Trước dịch, con số này là 1.600.

Cùng với số lượng, dòng vốn rót vào startup Việt Nam cũng tăng mạnh trong thời điểm Covid-19 hoành hành. Cụ thể, vào năm 2020, khi Covid-19 xuất hiện, có tổng cộng 301 triệu USD rót vào các startup, giảm không nhiều so với mức 330 triệu USD của năm 2019.

Đến năm đỉnh của dịch là 2021, thị trường startup ghi nhận tổng cộng gần 1,1 tỷ USD đổ vào. Riêng trong quý I/2022, báo cáo ghi nhận các startup Việt thu hút được 92 triệu USD vốn đầu tư.

Trong các nước Đông Nam Á được thống kê, lượng vốn mà startup Việt Nam thu hút được đứng sau Indonesia (10,8 tỷ USD) và Singapore (8,5 tỷ USD) và cao hơn Malaysia (532 triệu USD) và Thái Lan (444 triệu USD).

tỷ USDVốn đầu tư vào startup các nước Đông Nam Á1.2681.2687.0737.0730.330.330.1210.1210.2070.2074.1624.1624.2454.2450.3010.3010.1010.1010.3720.37210.79910.7998.4688.4681.0621.0620.5320.5320.4440.4440.8690.8692.652.650.0920.0920.3190.3190.0080.008Năm 2019Năm 2020Năm 2021Quý I-2022IndonesiaSingaporeViệt NamMalaysiaThái Lan02.557.51012.5VnExpress | KPMG & HSBC

Theo ông Tim Evans, Tổng giám đốc HSBC Việt Nam, Việt Nam nổi lên như một trung tâm khởi nghiệp, gần theo kịp các quốc gia như Indonesia và Singapore.

“Với dân số trẻ, năng động và có trí thức, độ phủ mạng internet và tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh cao, cùng sự ủng hộ của chính phủ, Việt Nam sẽ tiếp tục giữ vững vị thế là điểm đến hấp dẫn với cả nhà đầu tư lẫn công ty công nghệ, biến đất nước này trở thành cái nôi phát triển của những kỳ lân tiềm năng”, ông dự báo.

Ông Nguyễn Trung Kiên, Giám đốc Khối doanh nghiệp tư nhân KPMG Việt Nam cho biết phần lớn dòng vốn rót vào startup đến từ châu Á, dẫn đầu là Singapore. Tiếp đến là các nhà đầu tư từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Hong Kong, Nhật Bản.

“Hầu hết vốn đi vào những công ty tập trung vào thị trường nội địa. Nhu cầu nội địa sẽ vẫn còn mạnh mẽ trong 2-3 năm nữa, trước khi có bất kỳ chiến lược nào cho việc hợp nhất, vươn ra khu vực hay quốc tế”, ông Kiên nhận định.

Bình luận với VnExpress về lý do startup Việt nở rộ về số lượng lẫn thu hút vốn ngay trong mùa dịch, Giang Trần Minh Thành, Giám đốc cộng đồng khởi nghiệp và Đại diện đầu tư tại Việt Nam của quỹ KVision, cho rằng Việt Nam đang được xem là nước “cơ hội vàng” cho đầu tư, không chỉ ở Đông Nam Á mà ở châu Á.

“Dòng vốn đổ vào để đầu tư đang rất nhiều nên số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp tăng, dễ thu hút vốn. Ngoài ra, hiện tại Việt Nam cũng đang đi đầu khu vực trong chuyển đổi số và tỷ lệ thích ứng với công nghệ cao nên startup dễ dàng có thị trường hơn”, Minh Thành nhận định.

Cũng theo anh, các startup ra đời trong mùa dịch có đặc điểm chung là chuyển đổi số các ngành nghề truyền thống. Ví dụ Edtech chuyển đổi số giáo dục các chương trình phổ thông hay dạy các kỹ năng mới. Trong khi đó, Health Tech tập trung làm các giải pháp hỗ trợ y tế từ xa (Telepresence). Fintech thì tập trung vào các mô hình như mua trước trả sau (Buy Now Pay Later), cho vay doanh tiểu thương, doanh nghiệp vừa và nhỏ (Merchant Lending).

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *